Chứng khoán châu Á trượt dốc do lo ngại về kinh tế Trung Quốc

. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã để mất hơn 5. 000 tỷ USD giá trị kể từ khi Bắc Kinh tiến hành giảm giá đồng nhân dân tệ từ ngày 11/8, làm dấy lên quan ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Phản ứng của thị trường chứng khoán châu Á hôm nay phản ánh tâm lý và niềm tin hiện tại của giới đầu tư về một cuộc hạ cánh khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc. Trước đó, trong phiên cuối tuần trước, chứng khoán phố Wall cũng giảm điểm mạnh với chỉ số công nghiệp Dow Jones lao dốc mạnh nhất trong bốn năm qua, theo sau số liệu không khả quan về hoạt động chế tạo của Trung Quốc. Đồng bạc xanh trong phiên này được giao dịch ở mức 121,13 yen/USD, giảm so với mức 122,06 yen/USD trong phiên giao dịch trước tại New York

Mở phiên 24/8, các sàn chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống, với chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm hơn 8% do tâm lý quan ngại của giới đầu tư về “sức khỏe” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sắc đỏ tràn ngập bảng niêm yết các chỉ số chứng khoán ở thị trường chứng khoán Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quố. (Nguồn: THX/TTXVN)

Đầu phiên này, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 3,91%. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 8,19%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản thoái lui 3,09% vào cuối phiên sáng. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc để mất 1,88%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 2,89%, nới rộng đà giảm của tuần trước.

Evan Lucas, thuộc IG Markets, cho biết hôm nay là một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất trong năm năm qua. Phản ứng của thị trường chứng khoán châu Á hôm nay phản ánh tâm lý và niềm tin hiện tại của giới đầu tư về một cuộc hạ cánh khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã để mất hơn 5.000 tỷ USD giá trị kể từ khi Bắc Kinh tiến hành giảm giá đồng nhân dân tệ từ ngày 11/8, làm dấy lên quan ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm hơn dự kiến.

Trước đó, trong phiên cuối tuần trước, chứng khoán phố Wall cũng giảm điểm mạnh với chỉ số công nghiệp Dow Jones lao dốc mạnh nhất trong bốn năm qua, theo sau số liệu không khả quan về hoạt động chế tạo của Trung Quốc.

Đồng bạc xanh trong phiên này được giao dịch ở mức 121,13 yen/USD, giảm so với mức 122,06 yen/USD trong phiên giao dịch trước tại New York. Trong khi đó, đồng euro được giao dịch ở 1,1447 USD/euro và 138,66 yen/euro, so với mức 1,1386 USD/euro và 138,97 yen/euro trong phiên trước. Theo Kim Dung/Vietnamplus

Holcim sử dụng phế thải từ nhà máy giày Việt Nam sản xuất xi măng

(Xây dựng) – Holcim – nhà cung cấp xi măng, cốt liệu, bê tông trộn sẵn hàng đầu thế giới đã sử dụng phế thải từ các nhà máy sản xuất giày lớn nhất ở Việt Nam để sản xuất cốt liệu thân thiện với môi trường.

Holcim đã hợp tác với Công ty Untha để xây dựng một nhà máy tái chế chất rắn nhằm biến đổi cao su phế liệu thành một dạng vật liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch, sau đó chuyển tới lò nung xi măng của Holcim.

Trước khi được đưa vào sản xuất tại Áo, các nhà máy sẽ chuyển đổi các chất thải này bằng cách dùng máy cắt chất thải chống nổ Atex-specification XR3000 với hai động cơ 113kW, băng tải, băng tải nam châm, phòng điều khiển, công nghệ dập lửa chạy bằng nước.

Như một sản phẩm nhiên liệu, sản phẩm được đốt cháy lên đến 3.6320C để loại bỏ tất cả các hợp chất hữu cơ và tái chế hợp chất vô cơ với clinker hóa học, ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường và không có sản phẩm phụ.

Nhà máy của Holcim có thể xử lý 10 tấn phế liệu, chế biến thành một loại nhiên liệu có giá trị năng lượng cao.